Gương phụ nữ làm chủ hộ nghèo, vượt khó vươn lên thoát nghèo bền vững
Mang trong mình căn bệnh tim, phải đặt máy hỗ trợ nhịp tim từ năm 2015, gia đình Chị là hộ nghèo của xã trong nhiều năm. Chồng mất, con gái thứ 3 của chị bị ung thư tuyến giáp, tuổi ngày càng cao, sức khoẻ cũng yếu dần, không biết bao lần chị ngất đi vì bệnh tim tái phát, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng với nghị lực phi thường, chị cùng các con không những vươn lên thoát nghèo, mà còn tạo công ăn việc làm cho 15 đến 19 lao động trong xã có thu nhập ổn định- Đó là chị Nguyễn Thị Văn thôn Mỹ Hương, xã Thanh Mỹ.
trong mình căn bệnh tim, phải đặt
máy hỗ trợ nhịp tim từ năm 2015, gia đình Chị là hộ nghèo của xã trong nhiều
năm. Chồng mất, con gái thứ 3 của chị bị ung thư tuyến giáp, tuổi ngày càng
cao, sức khoẻ cũng yếu dần, không biết bao lần chị ngất đi vì bệnh tim tái
phát, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng với nghị lực phi thường, chị cùng các
con không những vươn lên thoát nghèo, mà còn tạo công ăn việc làm cho 15 đến 19
lao động trong xã có thu nhập ổn định- Đó là chị Nguyễn Thị Văn thôn Mỹ Hương,
xã Thanh Mỹ.
Mang trong mình căn bệnh tim, phải đặt
máy hỗ trợ nhịp tim từ năm 2015, gia đình Chị là hộ nghèo của xã trong nhiều
năm. Chồng mất, con gái thứ 3 của chị bị ung thư tuyến giáp, tuổi ngày càng
cao, sức khoẻ cũng yếu dần, không biết bao lần chị ngất đi vì bệnh tim tái
phát, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng với nghị lực phi thường, chị cùng các
con không những vươn lên thoát nghèo, mà còn tạo công ăn việc làm cho 15 đến 19
lao động trong xã có thu nhập ổn định- Đó là chị Nguyễn Thị Văn thôn Mỹ Hương,
xã Thanh Mỹ.
Chị Nguyễn
Thị Văn sinh năm 1963 là hội viên chi hội phụ nữ Thôn Mỹ Hương, xã Thanh Mỹ. Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo
khó, khi mới ra riêng kinh tế của hai vợ chồng chị gặp nhiều khó khăn, do không
có đất sản xuất, không có công việc ổn định, 04 người con của chị học đến lớp 9
đều nghỉ học để làm kinh tế phụ giúp gia đình. Nhà chị sống ở gần suối, thuộc địa
hình thấp nên hàng năm đều phải chạy lụt, bao nhiêu hoa màu đều hư hại. Năm
2015 chị Văn phát hiện mình bị bệnh tim nên phải đặt máy hỗ trợ nhịp tim, không
được lao động nặng, sau đó con gái thứ 3
của chị là Phùng Thị Chi sinh năm 2000 mắc căn bệnh hiểm nghèo Ung thư tuyến
giáp, năm 2021 chồng chị là anh Phùng Viết Cầm bị đột tử…khó khăn chồng chất
khó khăn, tất cả đè nặng lên đôi vai của chị. Chị Văn chia sẻ “ Lúc đó chị suy
sụp tinh thần và muốn buông bỏ tất cả, mỗi lần nhìn cháu Chi con gái thứ 3 bị
ung thư tuyến giáp lên cơn đau quằn quại, chị như đứt từng khúc ruột nhưng
không biết lấy đâu ra tiền để đưa con đi viện. Trong 4 đứa con của chị, đứa học
cao nhất cũng mới lớp 9 nên không có bằng cấp 3, không đủ tuổi lao động nên đi
xin việc công ty họ không nhận…”. Chị vừa chia sẻ với tôi vừa nhìn xa xăm, trên
gương mặt đen sạm, gầy gò và khắc khổ ấy, những giọt nước mắt cứ lăn dài, chị
đã không kìm chế được cảm xúc khi nghĩ lại quãng thời gian chị đã trải qua. Sau
đó chị tiếp tục chia sẻ “ Thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị, chính quyền địa
phương đã xét gia đình chị vào diện hộ nghèo để tiếp cận với những chính sách
ưu đãi. Cùng với sự quan tâm của địa phương, Hội phụ nữ xã Thanh Mỹ đã hỗ
trợ gia đình chị 1 con bò sinh sản, hướng dẫn cho chị làm hồ sơ vay vốn ưu đãi
của ngân hàng chính sách xã hội theo chương trình vay vốn hộ nghèo với số
tiền 50 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế. Ban đầu chị trồng
măng ngọt để tận dụng nguồn phân bò dồi dào, măng dễ chăm sóc, phát triển
nhanh, cho sản lượng lớn nên mùa măng đầu tiên chị chỉ cung cấp cho nhu cầu thị
trường trong xã, trong huyện. Sau thời gian tìm hiểu, nhận thấy nhu cầu măng sạch
của thị trường rất cao, trong khi nguồn nguyên liệu của địa phương dồi dào nên
chị quyết định xuống thành phố Vinh gặp các nhà hàng, quán ăn tìm thị trường
tiêu thụ. Măng sạch, giá cả phù hợp nên lượng khách đặt hàng ngày càng đông, mẹ
con chị làm không xuể, phải thuê lao động làm thời vụ và cứ thế tăng dần. Từ
cung cấp măng sống, chị dần đa dạng mặt hàng, chuyển sang làm măng thương phẩm
từ măng khô, măng muối chua, măng luộc, măng bào, nhút măng và số lượng công
nhân làm cho chị cũng tăng dần, đến thời điểm cao nhất số công dân làm cho chị
là 19 người trong đó có 2 công nhân nam chuyên bốc hàng và lái xe chở hàng đi
nhập, thu nhập ngày công thấp nhất của một lao động là 130.000 đ/người ngày và
cao nhất là 220.000đ/ngày.
Hiện nay chị không những trả hết nợ cho ngân hàng
chính sách mà còn xây dựng được ngôi nhà khang trang, tiện nghi đầy đủ và tạo
công ăn việc làm cho lao động trong xã. Chị rất biết ơn Hội LHPN xã, chính quyền
địa phương đã động viên, giúp đỡ nên chị mới được như ngày hôm nay”. Chị Hồng
là người làm công cho chị Văn chia sẻ “ Chúng tôi rất biết ơn chị Văn đã tạo
công ăn việc làm cho chúng tôi, trời mưa hay nắng, chúng tôi cũng không lo vì
làm việc trong nhà, mỗi người một việc rất rõ ràng. Chị trả lương đầy đủ, đúng
thời gian mà trong cuộc sống, chị hay chia sẻ, động viên , giúp đỡ chúng tôi.
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay chị tặng 23 suất quà trị giá 6.600.000 cho
công dân. Quà là hạt nêm, mì chính, đường.. rất thiết thực. Chúng tôi rất phấn
khởi”
. Tấm gương về đức tính cần cù, chịu thương chịu
khó lao động và ý chí không khuất phục trước khó khăn, phấn đấu vươn lên thoát
nghèo bền vững của gia đình chị Văn là điển hình tiêu biểu để hội viên phụ nữ
và hộ gia đình nghèo phấn đấu thực hiện.
Tin bài: Nguyễn Chí CHT quân sự Thanh Mỹ